ca-that-lat-rut-xuong3
ca-that-lat-rut-xuong-02
Cá thát lát nạo
casactrung1_2

Nguồn gốc Cá Thát Lát

Cá thát lát (tên khoa học: Notopterus notopterus) và Cá Thát lát cườm (có nơi gọi là cá còm, cá nàng hai) (còn gọi là cá nàng hai, tên khoa học: Notopterus chitala)
Cá thát lát, hay còn gọi là phác lác, là một chữ có nguồn gốc từ tiếng Khmer.

 

Cá thát lát (tên khoa học: Notopterus notopterus) và Cá Thát lát cườm (có nơi gọi là cá còm, cá nàng hai) (còn gọi là cá nàng hai, tên khoa học: Notopterus chitala)
Cá thát lát, hay còn gọi là phác lác, là một chữ có nguồn gốc từ tiếng Khmer.

Đặc điểm:
Cá thát lát có thân dài, dẹt, có đuôi rất nhỏ, vảy nhỏ phủ toàn thân. Miệng tương đối to có mõm ngắn bằng, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt. Vây hậu môn liền với vây đuôi. Loại cá thát lát thường thấy có màu xám ở lưng và màu trắng bạc ở bụng, phía dưới viền xương nắp mang màu vàng, dài đến 400 mm, nặng đến 500 g, trung bình khoảng 200 g.
Cá thát lát thuộc loài cá ăn tạp. Thành thục sau khoảng một năm tuổi, khi thân dài đến 165 mm, nặng 200 g cá bắt đầu sinh sản vào tháng 5 đến tháng 7. Trứng đẻ ra bám chặt vào đá và được cá đực bảo vệ rất kỹ, cá bố thường xuyên dùng đuôi vẫy nước để tạo điều kiện cho trứng hô hấp.

Phân bố:
Cá thát lát phân bố rộng rãi trong các vùng nước tự nhiên ở Ấn Độ và có ở hầu hết các nước Đông Dương. Ở Việt Nam, cá thát lát tự nhiên phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nai và các tỉnh miền Trung, Tây nguyên... Do sức sinh sản tự nhiên tốt nên sản lượng khai thác cá thát lát ở tự nhiên khá.
Đây là loài bản địa của Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanma, Nepal, Pakistan, Thái Lan. Loài này được xếp vào nhóm ít quan tâm theo IUCN3.

CHẢ CÁ THÁT LÁT:
Chả cá thát lát là một loại chả làm từ thịt của cá thát lát, thường là lóc thịt, bỏ da và xương rồi giã hay xay nhuyễn thành chả viên, rồi đem xào, chiên hay làm lẩu. Đây thường được xem là món ăn Nam Bộ, nhưng cũng là đặc sản của nhiều vùng như hồ Lắk ở Đắk Lắk, Huế,...

Lịch sử món ăn:
Tương truyền, mẹ của vua Tự Đức là Từ Dụ rất thích ăn cá thát lát. Khi về làm dâu của hoàng tộc ở Huế, những người hầu cận thân thích của bà đã đem giống cá thát lát ở Nam bộ ra nuôi ở một khu vực phía sau chợ An Cựu, đến nay vẫn còn di tích gọi là cống Phác Lác.

Thịt cá thát lát dẻo, chắc, khi chế biến thường được nạo ra, quết nhuyễn với gia vị, có hương đặc trưng và hấp dẫn.

Ở Huế, người ta làm sạch cá rồi băm nhuyễn cả thịt lẫn xương, tuy ăn có lợn cợn chút xương vụn nhưng lại bổ sung thêm hàm lượng canxi cho cơ thể, tốt cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người mới ốm dậy, người cao tuổi gầy yếu. Người Huế liệt cá thát lát vào nhóm các thức ăn "hiền và lành".

Cách làm chả cá thát lát:
Chả cá ngày nay vẫn được làm theo phương pháp thủ công, người đầu bếp phải dậy sớm để mua những con cá mới được đánh bắt, sau đó mang về và qua nhiều công đoạn chế biến để kịp mẻ chả trong ngày.
Khâu quan trọng nhất là khâu chọn cá, nếu sơ suất là mẻ chả sẽ nhạt nhẽo, không thơm ngon. Chọn cá ngon thì phải nhìn màu của cá. Chọn cá mắt xanh, mang màu đỏ tươi, thân cứng, thịt óng ánh. Cá mắt đỏ, thịt màu đục là cá ươn không thích hợp dùng làm chả vì nó sẽ mang lại chất lượng kém, thịt không dai, không ngọt, mất đi hương vị của chả cá.
Cá mang về bỏ đầu, bỏ nội tạng (đầu cá thường tận dụng nấu nước dùng các món khác), sau đó rửa sạch, để ráo nước, ướp lạnh trong vài giờ đến khi vừa cứng; những khâu này phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp đó là khâu nạo cá, cá xẻ theo chiều dọc, sau đó nạo lấy thịt theo 1 chiều từ dưới đuôi lên trên đầu. Lý do vì nếu nạo theo chiều ngược lại thì xương sẽ bị tách khỏi da và lẫn vào trong thịt cá. Gia vị để ướp vào cá là các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu, bột ngọt, đường, muối,...được pha trộn vừa ăn, không còn mùi tanh mà vẫn giữ được vị ngọt của cá. Sau khi trộn thật kỹ gia vị vào thịt cá đã nạo, sau đó cho vào cối giã đều tay, giã đến khi nào thịt kết lại, có màu trắng.

Cách thưởng thức: Vo viên ép dẹp sau đó chiên giòn, ăn với một ít lá thì là, rau húng; cũng có thể đem vo viên bỏ nồi lẩu, hoặc đơn giản hơn là dùng để nấu canh rau tập tàng, ăn nóng sẽ ngon hơn.
Theo đông y, cá thát lát có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết...

chaca12

 
webdemo2e1564193415908

CÔNG TY TNHH NUÔI TRỒNG CBTP SẠCH TÂN PHÁT

iconhome  Trụ Sở Chính:

      74 QL 61, ấp Nhất, xã Thạnh Hòa, Phụng Hiệp, Hậu Giang

iconmail Email: Tanphat.freshfood@gmail.com

web website: cathatlat.vn

    Hotline: 02933.952.224

    Mr. Nhì: 0918.150.845

66db__rutxuongkimsachien-1

Liên hệ với chúng tôi

Họ tên
Số điện thoại của bạn
Email của bạn
 
Design by LeNhat
Facebook